Không ai thích xem quảng cáo, tuy nhiên quảng cáo thì vẫn phải làm!

Không ai thích xem quảng cáo, tuy nhiên quảng cáo thì vẫn phải làm!

Không ai thích xem quảng cáo, tuy nhiên quảng cáo thì vẫn phải làm!

Không ai thích xem quảng cáo, tuy nhiên quảng cáo thì vẫn phải làm!

Không ai thích xem quảng cáo, tuy nhiên quảng cáo thì vẫn phải làm!

Không ai thích xem quảng cáo, tuy nhiên quảng cáo thì vẫn phải làm!

Không ai thích xem quảng cáo, tuy nhiên quảng cáo thì vẫn phải làm!

2021-06-09

___________________ ___________________

                                                                   

Nguồn  : Chuyên mục Marketing
Ngày : 09/06/2021
Tác giả 

: Mr Feng

 

Không ai thích xem quảng cáo, đây có lẽ là một nhận thức rất phổ biến. Vậy người tiêu dùng không ưa quảng cáo tới mức nào? Chuyên gia marketing Ye Maozhong có một câu nói mà tôi đặc biệt đồng tình, anh ấy so sánh quảng cáo như một người nói thao thao bất tuyệt, nói bất kể người nghe thấy phiền hà tới đâu, anh nói: “Ai lại thích nghe một người nói liên tục, nói đi nói lại về việc con cái mình giỏi giang, gia đình mình có tiền, thú cưng nhà mình dễ thương cơ chứ?”. Cá nhân tôi cũng cảm thấy như vậy!

Mọi người đều không thích xem quảng cáo, vậy tại sao các thương hiệu vẫn cần phải làm?

 

 

Người tiêu dùng càng không thích, thương hiệu lại càng làm quảng cáo, vì dù sao hiện nay thời đại mà “hữu xạ tự nhiên hương” đã qua lâu rồi, chỉ khi thương hiệu làm quảng cáo đa dạng mới có thể quảng bá rộng khắp để người tiêu dùng nhận diện và sử dụng tới.   

Bởi cái mà người tiêu dùng họ mua đó là thương hiệu, và họ sẵn lòng trả giá cao để mua thương hiệu lớn. Thương hiệu cũng như con người vậy, thương hiệu càng quen thuộc, sự tin tưởng càng cao, người dùng càng sẵn lòng mua và sử dụng. Nếu như có người bạn từ phương xa tới, bạn muốn mời họ một bữa lẩu thịnh soạn, bạn sẽ chọn lẩu Haidilao hay là một hàng lẩu bất kỳ nào đó dưới chân tòa nhà của bạn? Hay nếu mùa hè cần mua điều hòa, bạn sẽ chọn thương hiệu thường xuyên chạy quảng cáo như Aqua/Midea hay là mua một thương hiệu xa lạ không có tiếng tăm? Thương hiệu đầu tiên xuất hiện trong đầu bạn là thương hiệu nào? Đó có phải là thương hiệu lớn, có phải là thương hiệu mà bạn đã từng xem qua quảng cáo của họ? Đây chính là hiệu quả khi thương hiệu làm quảng cáo- mang lại cảm giác quen thuộc và an toàn.

Hiệu quả thực tế của việc làm quảng cáo chính là khi người tiêu dùng có phát sinh nhu cầu, cái hiện lên đầu tiên trong đầu họ chính là thương hiệu của bạn.

Không biết mọi người có nhận thấy một hiện tượng lạ này hay không, số đông đều phản ứng với quảng cáo, tìm cách nâng hạng hội viên để có thể bỏ qua quảng cáo, tuy nhiên các nhà quảng cáo lại sẵn lòng chi rất nhiều tiền cho quảng cáo, tìm mọi cách để có thể để quảng cáo thâm nhập, xuất hiện trong mọi nội dung, mọi hoạt động của người dùng, và rồi mọi người lại càng cảm thấy khó chịu với quảng cáo hơn nữa. Vậy liệu đây có thực sự là một vòng tuần hoàn ác tính hay không? Rất rõ ràng là những nhà làm thương hiệu họ không nhận thấy như vậy, bởi họ đã thu được rất nhiều trái ngọt từ việc làm quảng cáo.

1. Có thể khiến người tiêu dùng nhớ tới thương hiệu của bạn đầu tiên

 

 

Công năng của quảng cáo là gì? Rất đơn giản, đó chính là khi khách hàng của bạn có nhu cầu, họ sẽ nhớ tới bạn đầu tiên. Lấy một ví dụ, khi bạn muốn đi ăn nhà hàng, thương hiệu đầu tiên bạn nhớ tới là gì? Là nhà hàng Haidilao mà bạn thường xuyên thấy quảng cáo, hay là một tiệm bò bít tết nằm sâu trong ngõ ở tại một quận xa xôi? Chắc hẳn bạn cũng đã tự có câu trả lời cho mình rồi! Hay khi bạn muốn uống nước giải khát, thương hiệu đầu tiên xuất hiện trong đầu bạn là gì? Trong ấn tượng của bạn, thương hiệu này có phải cũng thường xuyên làm quảng cáo hay không? Đó chính là tác dụng của quảng cáo.

2. Quảng cáo có thể kích thích và định hướng tiêu dùng của người dùng

 

 

Thời đại ngày nay, việc thương hiệu không làm quảng cáo mà chỉ dựa vào bán hàng một cách tự nhiên đã trở thành chuyện không thể. Hiện nay là thời đại “tiêu dùng dư thừa”, hay nói cách khác, người tiêu dùng có quá nhiều lựa chọn cho họ. Nếu không dựa vào làm truyền thông để quảng bá, người tiêu dùng cơ bản không thể nhìn thấy sản phẩm của bạn, do đó để khiến cho người tiêu dùng chấp nhận quảng cáo tới từ bạn, thì phải có lí do thích đáng và hợp lý để “làm phiền” họ, từ đó xây dựng cảm giác kết nối, có như vậy mới khiến người dùng tiếp nhận.
Nhu cầu của người tiêu dùng đối với một sản phẩm nào đó thông thường sẽ là nhu cầu tiềm tàng. Loại nhu cầu ẩn này với hành vi mua hàng thực tế có lúc là mâu thuẫn với nhau. Hiệu quả thị giác, cảm giác, ấn tượng và thu hút mà quảng cáo mang lại sẽ dẫn tới nhu cầu mua sắm thực tế của người tiêu dùng.

Nếu như phân tích sâu hơn, vấn đề mà quảng cáo giải quyết được chính là:

(1) Thông báo tới người tiêu dùng sản phẩm mới đã có mặt trên thị trường, để mọi người biết được bạn đã ra mắt sản phẩm mới. Đây là việc mà KFC hay McDonald’s thường xuyên thực hiện.

(2) Không ngừng củng cố cảm giác hiện diện của thương hiệu, tránh việc thương hiệu bị lãng quên. Ví dụ điển hình nhất có thể nhắc tới đó chính là Cocacola. Tuy đây là thương hiệu đã có cả trăm năm lịch sử, độ trung thành của người tiêu dùng đối với thương hiệu là không cần bàn tới, nhưng hiện nay Cocacola vẫn không ngừng thường xuyên làm quảng cáo.

(3) Thuyết phục người tiêu dùng mua sản phẩm. Giống như những nền tảng thương mại điện tử như Lazada, Shopee…, tới những ngày lễ hội đều lập tức tổ chức sự kiện sales, đẩy mạnh làm truyền thông quảng cáo.

(4) Tăng cường nhận diện thương hiệu, đưa thương hiệu ăn sâu vào trong tâm trí của người tiêu dùng. Mỗi khi nhắc tới thương hiệu sữa uống dành cho trẻ em, bạn chắc chắn sẽ nghĩ tới Vinamilk đầu tiên, hoặc nhắc tới sữa bổ sung canxi cho người lớn tuổi, có phải bạn liền nghĩ tới Anlene? Những thương hiệu này đã chiếm một vị trí không thể lay chuyển trong tâm trí của người tiêu dùng, những thương hiệu tới sau nếu muốn phá vỡ rào cản này cũng sẽ là một nhiệm vụ khó có thể hoàn thành.

Đây chính là mâu thuẫn tồn tại đối với vai trò của quảng cáo, một mặt người tiêu dùng luôn không ngừng xuất hiện những nhu cầu mới, cần có quảng cáo đóng vai trò tham khảo cho quyết định của họ. Một mặt khác, người tiêu dùng lại thấy phiền hà, có tâm lý kháng cự với quảng cáo. Tôi luôn nhận thấy rằng, làm quảng cáo là việc bắt buộc.

Tuy nhiên một đoạn quảng cáo tốt, cần phải tiếp cận người xem tại đúng nơi và đúng thời điểm, nói đúng những câu cần nói. Nếu không khi quảng cáo của bạn không hữu dụng, ý tưởng sáng tạo nghèo nàn thì sẽ chỉ mất công làm mà không thu được hiệu quả.